Cùng chúng tôi tìm hiểu biệt danh các đội bóng đông nam á qua bài viết này nhé. Trong AFF Cup 2018 vừa qua, câu hỏi được nhiều người hâm mộ đặt ra nhất là biệt danh của các đội bóng Đông Nam Á là gì? Cùng tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tuyển Việt Nam – The Golden Star
Biệt danh của đội tuyển bóng đá Việt Nam nghĩa là những ngôi sao vàng. Đây chính là biểu tượng trên quốc kỳ và logo của Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Xuyên suốt lịch sử bóng đá nước nhà đây là hình ảnh đi cùng với những chiến thắng vang dội. Không những vậy, biệt danh này còn có ý nghĩa khẳng định sự tinh anh và tài hoa đến từ những con người đất Việt.
Đội tuyển Singapore – The Lions
Hầu như biệt danh của các đội bóng đều xuất phát từ hình ảnh, biểu tượng gắn liền với đất nước đó. Đối với Singapore cũng vậy, biệt danh những chú sư tử cũng gắn liền với lịch sử của đối bóng nước này. Ngoài ý nghĩa biểu tượng ra đây chính là sự khẳng định đầy tự hào về sự quyền uy và kiêu hãnh của những chú sư tử Singapore.
Thái Lan – The War Elephants
Tương tự như Singapore, thì Thái Lan cũng sử dụng hình ảnh chú voi chiến trong biệt danh của đội tuyển bóng đá. Những chú voi chiến vốn là tên gọi gắn liền với đội bóng Thái Lan do nó thể hiện sự kính trọng với biểu tượng được coi là linh hồn của đất nước chùa Vàng.
Myanmar – The Asian Lions
Khác với biệt danh của các đội bóng khác chỉ mang ý nghĩa thuần là biểu tượng của đất nước mình thì Myanmar tự tin với hình ảnh là “Sư tử châu Á”. Không phải ngẫu nhiên mà đây trở thành biệt danh của Myanmar mà đó là cả một câu chuyện về lịch sử bóng đá giai đoạn 1960 – 1975 khi họ liên tục giành được Cup vô địch từ Asian Cup và Asiad Cup.
Campuchia – Angkor Warriors
Biệt danh gắn liền với bóng đá Campuchia là “Những chiến binh Angkor”. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi đây là hình ảnh ngôi đền rất nổi tiếng tại Campuchia, đặc biệt hơn đi cùng với “chiến binh” với hàm ý thể hiện tinh thần chiến đấu của đội tuyển bóng đá.
Xem thêm các bài viết khác:
Indonesia – Garuda/Merah Putih
Khác với những đất nước khác thì Indonesia là số ít đội tuyển có nhiều hơn 1 biệt danh. Trước kia, biệt danh Merah Putih chỉ mang ý nghĩa đơn giản là đỏ và trắng là 2 màu chủ đạo trên quốc kỳ của nước này. Sau này, được đổi thành Garuda là chim sí điểu, loài chim xuất hiện trong hầu hết các truyền thuyết cổ xưa của Indonesia.
Lào – Thimsad
Không mang biểu tượng hay ý nghĩa mỹ miều, biệt danh của đội tuyển Lào hết sức đơn giản được dịch ra thành “Tuyển quốc gia”.
Malaysia – Harimau Malaya
Sở dĩ biệt danh của đội tuyển Malaysia có nghĩa là Mãnh hổ Mã Lai ám chỉ rằng loài động vật quý hiếm này chỉ có tại Mã Lai. Mặt khác, Mãnh hổ Mã Lai còn là sự khẳng định về sức mạnh dân tộc và ý chí chiến thắng của đội tuyển Malaysia.
Philippines – Azkal
Biệt danh Azkal của đội tuyển bóng đá Philippines bắt nguồn từ nhóm cổ động viên sống trên con phố “Calle Azul” hơn 1 thập kỷ trước. Mặt khác, Azkal còn có tên gọi giống với từ “Askal” tức là chó hoang trong tiếng Tagalog. Đây có thể là cách gọi để ám chỉ Philippines là đội bóng yếu tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại họ đã có nhiều thành công vang dội và đặc biệt trung thành với biệt danh này.
Timor Leste – O Sol Nascente
Đông Ti Mo là đất nước duy nhất tại Đông Nam Á lấy tiếng Bồ Đào Nha làm ngôn ngữ chính. Theo phiên dịch “O Sol Nascente” là hừng đông, ý nghĩa của biệt danh này nhắc đến thời điểm bình minh và hoàng hôn trên bãi biển tại Đông Ti Mo.
Như vậy, thông qua viết trên chúng tôi đã giúp những người hâm mộ bóng đá giải thích ý nghĩa và tên gọi biệt danh của các đội bóng đá Đông Nam Á.